HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Thứ sáu, 26-05-2023
Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Vì vậy bản thân tôi luôn rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Theo tôi để rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, cần có những kinh nghiệm như sau:
- Đạo đức nghề nghiệp: Tôi luôn tâm huyết với nghề, yêu thích nghề dạy học, có ý thức giữ gìn danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo, luôn có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ trong cuộc sống , có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, hòa nhã, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội qui của nhà trường, của ngành. Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Không lợi dụng chức vụ, không gây khó khăn, phiền hà đối với phụ huynh, nhân dân. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến cá nhân; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của trẻ và đồng nghiệp. Không có hành vi thô bạo, đánh đập, dọa nạt, quát mắng, lăng mạ, đay nghiến, chà đạp, làm tổn thương đến tinh thần, thể xác trẻ. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến kỉ cương, nề nếp của nhà trường
- Lối sống, tác phong: Bản thân có nếp sống lành mạnh, trung thực, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sống có lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách Pháp luật của nhà nước, có lòng yêu quê hương, đất nước. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, tận tình, chu đáo. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và các quy định đạo đức nghề nghiệp.
- Trong giao tiếp, ứng xử: Bản thân luôn cởi mở giao tiếp với đồng nghiệp, cán bộ quản lí, luôn có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp; lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
- Giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn: Khi có vấn đề bất đồng quan điểm phải có thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, không phát ngôn lời lẽ thiếu văn hóa, lăng mạ đồng nghiệp khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phải đảm bảo từ tốn, có lí, có tình, đóng góp ý kiến mang tính xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Luôn có ý thức tôn trọng đồng nghiệp, giữ gìn uy tín cho đồng nghiệp, nhân viên và Cán bộ quản lý. Không xúc phạm đến danh dự, nhân cách đồng nghiệp. Phê bình, góp ý đúng lúc đúng chỗ, đúng người, đúng việc.
* Để rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo bản thân tôi cần phải:
- Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, hoàn thiện bản thân: Quản lý giáo dục là một khoa học, đòi hỏi người giáo viên không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, mỗi người giáo viên dù được đào tạo ở các điểm xuất phát khác nhau, trình độ khác nhau nhưng vẫn phải luôn luôn có ý thức tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của ngành. Tôi chủ động xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn một cách nghiêm túc, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp với phương châm “học thường xuyên, học suốt đời”. Phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý và hoạt động chung của nhà trường, của đơn vị. Tham dự các lớp đào tạo trình độ đại học, trên đại học thuộc chuyên ngành theo hình thức phù hợp hoặc đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ, tham quan học tập các trường tiên tiến điển hình trong và ngoài địa phương. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện hoàn thiện bản thân. Thường xuyên cải tiến các điều kiện làm việc, biết tổ chức công việc, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào hoạt động giáo dục.
- Những kiến thức, kĩ năng cần thiết mà người giáo viên trường mầm non hiện có là Chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở khảo sát, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên trường mầm non đối với công tác bồi dưỡng; lập kế hoạch thực hiện xác định đối tượng, nhu cầu, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng. Kế đến cần lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tiễn và nhu cầu phát triển của bản thân dựa trên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên; cần tập trung chủ yếu vào các nội dung chung nhất, cốt lõi.
- Tăng cường củng cố hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn; tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức nghiên cứu bài học. Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập, xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng mở rộng kết nối bên trong và ngoài nhà trường phục vụ công tác tự bồi dưỡng một cách thường xuyên liên tục.
- Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cho đồng nghiệp từ kinh nghiệm của bản thân mình.
- Sự cởi mở Một nguyên tắc của môi trường học tập là phải tạo được sự cởi mở. Cởi mở với chính bản thân mình, cởi mở với người khác, cởi mở để học, cởi mở đặt ra các câu hỏi, cởi mở để xem xét, cởi mở để quan sát.
- Ngoài công việc chuyên môn, khi được Chi bộ - Ban giám hiệu nhà trường giao cho nhiệm vụ khác, bản thân tôi cũng hăng hái tiên phong để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Đoàn thể: Hoàn thành tốt nhiệm vụ của BT.ĐTN. Tham gia hỗ trợ các phong trào phòng chống dịch, tham gia tốt các hoạt động của huyện Đoàn phát động
- Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ở trường Mẫu Giáo Măng Non đã có những việc làm cụ thể, thiết thực, ý nghĩa như đẩy mạnh các phong trào học tập làm theo lời Bác, đoàn viên thanh niên có những kế hoạch học tập rèn luyện cụ thể, xác định lý tưởng sống đúng đắn, chủ động rèn luyện Trí - Đức - Thể - Mĩ đặc biệt hơn 8/8 đoàn viên thanh niên đã được tham gia thực hiện việc "Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh". Đây là dịp để mỗi đoàn viên thanh niên được bày tỏ những tình cảm những suy nghĩ, nhận thức và lòng tự hào về chủ tịch HCM.